Hướng dẫn cách pha sơn PU

Tin tức & sự kiện

Hướng dẫn cách pha sơn PU

1. Ứng dụng của sơn PU

Sơn PU thường được sử dụng làm lớp sơn phủ cho các bề mặt nội thất và ngoại thất như: kim loại chứa sắt và không chứa sắt, gỗ, nhựa, tường trát vữa, bê tông, đã có sơn lót....

2. Hướng dẫn pha sơn PU

Khi thi công với sơn PU, bạn nên trang bị và sử dụng cho mình những loại bảo hộ lao động như găng tay, quần áo bảo hộ, khẩu trang, kính mắt,...  Sau đó thực hiện theo các bước sau: 

2.1 Chuẩn bị dụng cụ

  • Để pha sơn PU, bạn cần chuẩn bị :

  • Cọ quét

  • Con lăn

  • Súng phun có khí hoặc không có khí. 

2.2 Pha trộn sơn PU

Để pha trộn bạn sẽ cần 9 phần Chất cơ sở PU (BASE) với 1 phần Chất đóng rắn PU Hardener theo thể tích.

Sau đó tiến hành pha trộn như sau: Khuấy đều Chất cơ sở (BASE) và trong khi khuấy cho Chất đóng rắn (Hardener) vào từ từ và tiếp tục khuấy cho đến khi đạt được hỗn hợp đồng nhất. 

Công đoạn pha loãng chỉ được thực hiện sau khi đã trộn Chất cơ sở và Chất đóng rắn.

2.3 Pha loãng sơn PU

Để pha loãng sơn PU bạn có thể sử dụng dung môi pha sơn công nghiệp. Với từng loại dụng cụ bạn sẽ có tỷ lệ pha loãng riêng biệt: 

  • Cọ quét và con lăn: Pha loãng tối đa 10%

  • Phun có khí: Pha loãng tối đa 25%

  • Phun không có khí: Pha loãng tối đa 5%

3. Hướng dẫn kỹ thuật sơn PU lên trên đồ gỗ

Bước 1: Chà nhám và xử lý bề mặt

Đây là bước quan trọng giúp cho phần sơn lót tiếp theo có độ bám dính tốt hơn.

Bước 2: Sơn lót lần 1

Đây là lớp sơn không màu, nên pha theo tỷ lệ 2:1 ( 2 PU với 1 cứng). Tỷ lệ này có thể điều chỉnh tùy theo điều kiện môi trường.

Bước 3: Sơn lót lần 2

Sau bước sơn lót 1 (siller) phải chà nhám, trám trét các khuyết tật cẩn thận và phun lót lần 2

Bước 4: Phun màu

Sau khi hoàn thiện các bước sơn lót, thì đây là bước pha trộn màu sơn phù hợp với loại gỗ bạn muốn đánh bóng và tiến hành phun sơn lên gỗ.

Bước 5: Phun bóng bề mặt (top coat)

Tùy theo mẫu sơn mà chúng ta chọn độ bóng sơn thích hợp. Có nhiều cấp độ bóng của sơn từ mờ nhất là cấp độ 10%, lên 20%, 50 %, 70% và  100%. Cần xem xét điều kiện môi trường cũng như thời tiết để thêm bớt các chất phụ gia để làm chậm tốc độ bay hơi.

Bước 6: Bảo quản và đóng gói

Bước này cũng vô cùng quan trọng, sau khi sơn bóng thì bạn cần có nơi không bụi bẩn để chờ cho sơn khô. Nếu có bụi bẩn dính vào sẽ làm màu sơn không được đẹp. Thời gian khô hoàn toàn khoảng 12-16 tiếng.

4. Chú ý quan trọng đảm bảo chất lượng, an toàn và môi trường

Để đảm bảo các yếu tố về chất lượng, an toàn và môi trường thì cần chú ý tới những điểm sau: 

  • Thành phần sơn phải pha đúng cách nếu không thì các cấu trúc và các chất bản chất sẽ không hòa quyện với nhau và sẽ không cho ra sản phẩm sơn để thi công đúng chuẩn.

  • Việc pha màu phụ thuộc vào mẫu màu cũng như loại gỗ đang sử dụng. Lựa chọn đúng được bảng màu sơn PU và pha chế đúng tỷ lệ sẽ giúp bạn tiết kiệm được nhiều chi phí và thời gian thi công. 

  • Điều kiện phòng sơn yêu cầu nghiêm ngặt, không có bụi bẩn, nhất là với các loại sơn có độ bóng cao. Trong điều kiện thời tiết nóng, việc bốc hơi nhanh sẽ làm cho bề mặt sơn bị nổi tim hoặc tệ hơn là nỗi bọt khí, sẽ mất nhiều công sức để sửa chữa.

  • Cần chú ý chất liệu gỗ khi sơn PU: Khi thực hiện bã bột, cũng cần chú ý trên mẫu sơn có yêu cầu thể hiện các đường vân gỗ hay không.

  • Việc thực hiện bã bột là cần thiết nhằm lấp đầy các tim gỗ cũng như các khuyết tật ở trên bề mặt. Nếu không thực hiện bước này sẽ tốn rất nhiều công sức và nguyên liệu để trám các khe hở này sau khi sơn.

Trang chủ Giới thiệu Sản phẩm Hình ảnh hoạt động Tin tức Liên hệ

Hotline

Hotline

02743730888